Tin tức sự kiện
Kiểm định máy nén khí
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén khí và quy trình kiểm định

 Kiểm định máy nén khí

   Máy nén khí  là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Được quy định cụ thể tại Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 hướng dẫn kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Để hiểu rõ hơn về máy nén khí xin vui lòng tham khảo tài liệu sau:

   Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy nén khí, Các chủng loại máy nén khí:

   Khí nén được tạo ra từ máy nén khí, ở đó năng lượng cơ học của động cơ  điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén  và nhiệt năng. Máy nén khí được hoạt động theo hai nguyên lý sau:

   - Nguyên lý thay đổi thể tích : Không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó  thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ lại. Như vậy theo định luật  Boyle-Matiotte Áp suất trong buồng chứa sẽ tăng lên. Máy nén khí hoạt  động theo nguyên lý này như kiểu máy nén khí piston, bánh răng, cánh gạt

   - Nguyên lý động năng : không khí được dẫn trong buồng chứa và được gia tốc bởi một bộ phận quay với tốc độ cao, ở đó áp suất khí nén được tạo  ra nhờ sự chênh lệch vận tốc, nguyên tắc này tạo ra lưu lượng và công  suất rất lớn. Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như máy nén khí  ly tâm.

 

Máy nén ly tâm

Máy nén ly tâm

 

   - Có nhiều loại máy nén khí khác nhau đang được sử dụng trong công  nghiệp, từ đơn giản dùng trong viêc bơm xe và dùng vào một số việc  khác, đến các nhà máy trung bình và lớn dùng trong cong nghiệp hầm mỏ và  các xưởng sản xuất. Do đó tùy theo cách phân loại máy nén khí:

Máy nén khí áp suất thấp P <15bar

Máy nén khí áp suất cao  P > 15bar

Máy nén khí áp suất cao  P > 300bar

Máy nén khí trục vít áp suất 8bar

Máy nén khí trục vít không dầu áp suất 8bar

Máy nén khí trục vít hồi dầu 8bar

Máy nén khí piston thấp áp 8-15bar

Máy nén khí piston cao áp không dầu 15-35bar

Máy nén khí piston cao áp có dầu 15- 35bar

Các chủng loại máy nén khí
Máy nén khí kiểu piston:


http://maydien.com/attachment/image/may-nen-piston.jpg

   Máy nén khí piston một cấp Ở kì nạp, chân không được tạo lập phía trên  piston, do đó không khí được đẩy vào buồng nén không qua van nạp. Van  này mở tự động do sự chênh lệch áp suất gây ra bởi chân không ở trên bề  mặt piston. Khi piston đi xuống tới “ điểm chếch dưới” và bắc đầu đi  lên., không khí đi vào buồng nén do sự mất cân bằng áp suất phía trên và  dưới nên van nạp đóng lại và quá trình nén khí bắt đầu xảy ra. Khi áp  suất trong buồng nén tăng tới một mức nào đó sẽ làm cho van thoát mở ra,  khí nén sẽ thoát qua van thoát để đi vào hệ thống khí nén.

* Cả hai van nạp và thoát thường có lò xo và các van đóng mở tự  động do sự thong khí sự chênh lệch áp suất ở phía của mỗi van.

* Sao khi piston lên đến “điểm chết trên” và bắt đầu đi xuống trở lại, van thoát đóng và một chu trình nén khí mơi bắt đầu.

* Máy nén khí kiểu piston một cấp có thể hút được lượng đến 10m/phút  và áp suất nén được 6 bar, có thể trong một số trường hợp áp suất nén  đến 10 bar. Máy nén khí kiểu piston 2 cấp có thể nén đến áp suất 15 bar.  Loại máy nén khí kiểu piston 3,4 cấp có thể nén áp suất đến 250 bar.

 

* Loại máy nén khí một cấp và hai cấp thích hợp hệ thống điều khiển  bằng khí nén trong công nghiệp. Máy nén khí piston được phân loại theo  số cấp nén, loại truyền động và phương thức làm nguội khí nén.


Máy nén khí kiểu trục vít:

http://maydien.com/attachment/image/screw_compressor.jpg

 

* Máy nén khi trục vít hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể  tích.  Máy nén khí trục vít gồm có hai trục. Trục chính và trục phụ.

* Máy nén khí trục vít có khoảng năm 1950 và đã  chiếm lĩnh một thị  trường lớn trong lãnh vựt khí nén, Loại máy nén khí này có một vỏ đặt  biệt bao boc quanh  hai trục vít quay, 1 lồi một lõm. Các răng của hai  trục vít ăn khớp với nhau và số răng trục vít lồi ít hơn trục vít lõm 1  đến 2 răng. Hai trục vít phải quay đồng bộ với nhau, giữa các trục vít  và vỏ bọc có khe hở rất nhỏ.

* Khi các trục vít quay nhanh, không khí được hút vào bên trong vỏ  thông qua cửa nạp và đi vào buồng khí ở giữa các trục vít và ở đó không  khí được nén giữa các răng khi buồn khí nhỏ lại, sao đó khí nén đi tới  cửa thoát. Cả cửa nạp và cửa thoát sẽ được đống hoặt được mở tự động khi  các trục vít quay hoặc không che các cửa, Ở cửa thoát của máy nen khí  có lắp một van một chiều để ngăn các trục vít tự quay khi quá trình nén  dã ngừng.

* Máy nén khí trục vít có nhiều tính chất giống với máy nén khí cánh  gạt, chẳng hạn như sự ổn định và không dao động trong khí thoát, ít  rung động và tiếng ồn nhỏ. Đạt hiệu suất cao nhất khi hoạt động gần đầy  tải.

* Lưu lượng từ 1,4m/phút và có thể lên tới 60m/phút,

Máy nén khí li tâm:

-  Trong máy nén khí li tâm, mỗi cấp gồm một ngăn, một cánh quạt, một bộ  khuếch tán và một ống khuếch tán tổ hợp. Khi cánh quat quay có nhiều  cánh với tốc độ cao, không khí được hút vào giữa cánh quạt với vận tốc  lớn và áp suất cao sao đó không khí đi vào vòng khuếch tán tĩnh, ở đó  không khí giản nở vì vậy vận tốc của nó giảm nhưng áp suất tăng một cách  đáng kể. Từ bộ khuếch tán tổ hợp, ở đó không khí giản nỡ them và áp  suất tăng rồi đi đến cấp kế tiếp hoặc trục tiếp đến ngõ ra.  Không giống  như loại máy nén khí hướng trục, việc chia cấp cúa máy nén khi này rất  đơn giản.

 

   Nguyên nhân nổ thiết bị khí nén

   Trên các công trường thi công, các nhà máy, xí nghiệp, loại máy nén khí được sử dụng chủ yếu là loại máy nén khí kiểu pittông, máy này hoạt động được do động cơ đốt trong và được lắp cùng với bình chứa khí trên khung rơ-moóc.

   - Nhiệt độ là áp suất của không khí nén vượt quá mức quy định. Trong quá trình nén khí với lực nén tăng lên, thể tích ban đầu sẽ giảm còn áp suất sẽ tăng lên tương ứng; khi áp suất vượt quá trị số cho phép làm cho máy bị nổ.   Đồng thời nhiệt độ của khí nén cũng tăng lên.

Cong thuc may nen khi Kiểm định máy nén khí
Trong đó: T1, T2 - nhiệt độ tuyệt đối của khí trước và sau khi nén (0K)

P1, P2- áp suất tuyệt đối của khí trước và sau khi nén; kG/cm2

m – chỉ số đa phương (chỉ số fôlitrốp)

Thí vụ:  khi nén không khí từ 0 10 kG/cm2 thì nhiệt độ của nó tăng lên từ 20 300 0C. Hiện tượng đó làm cho máy nén khí nóng lên và phân huỷ dầu bôi trơn, có thể làm cho máy bị nổ.

- Tạo ra trong không khí nén hỗn hợp nổ. Khi trong không khí hút vào máy nén khí có những bụi dễ cháy như bụi than, bụi giấy, bông có thể gây cháy nổ.

-  Sự bùng cháy của dầu bôi trơn.

  • Dầu bôi trơn ở các mối liên kết dưới tác dụng của nhiệt độ cao một phần bay hơi, khi bôi nhiều sẽ bị phun ra trong không khí nén dưới dạng sương mù tạo ra với không khí thành hỗn hợp nổ.Ví dụ: nồng độ hơi dầu trong không khí từ 6 11% hỗn hợp có thể bị nổ khi nhiệt độ khoảng 2000C.
  • Vi phạm sơ đồ làm sạch hệ thống khơi muội cặn dầu đặn. Những muội cặn này lâu ngày có khả năng tự bốc cháy khi trong không khí nén có hơi dầu sẽ dẫn tới nổ và thường xảy ra khi làm việc dưới áp suất cao.
  • Dụng cụ an toàn không bảo đảm theo tiêu chuẩn quy định.

    Thiết bị áp lực nói chung hay máy nén khí nói riêng, áp suất và dung tích bao nhiêu thì phải kiểm định

  • Tất cả các thiết bị hoạt động với áp suất từ 0,7 kG/cm2 trở lên thì coi là thiết bị chịu áp lực.
  • Theo Tiêu chuẩn Việt Nam thiết bị chịu áp lực có áp suất làm việc lớn hơn 0,7 kG/cm2 và có tích số P.V ≥ 200 (với P-áp suất: tính bằng kG/cm2 và V-thể tích: tính bằng Lít ) thì phải tiến hành kiểm định.

   Công tác kiểm  định kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực (kiểm định máy nén khí) phải  được thực hiện trong các trường hợp như sau:

  • Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
  • Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;
  • Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
  • Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;
  • Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động;

    Thời hạn kiểm định định kỳ bình áp lực (máy nén khí) là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 03 năm một lần

   Tại sao phải kiểm định máy nén khí?

  • Lí do thứ nhất: Như đã nói trên, máy nén khí là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Do đó chúng ta cần phải kiểm định máy nén khí.
  • Lý do thứ hai: Để đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như tránh tổn hại do các sự cố xảy ra.
  • Lý do thứ ba: Làm tăng năng suất làm việc của thiết bị, do sau quy trình kiểm định, sẽ khắc phục được các hư hại, hỏng hóc và từ đó đề ra các biện pháp khắc phục cũng như tăng hiệu suất làm việc của thiết bị.


Thông tin liên hệ kiểm định máy nén khí:

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN VÀ ĐO LƯỜNG VIỆT NAM                  

(VIETNAM METROLOGY AND SAFETY INSPECTION JSC)
Địa chỉ: Số 135, Ngõ 337, Phố Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

Liên hệ: Mr Hải; Sdt: 0945745566
Website: kiemdinhcn.com
Email:
kdatdlvn@gmail.com

Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp, tận tình và giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng. Cám ơn bạn đã xem bài viết này, chúc bạn một ngày làm việc thành công.